Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ

- 31/03/2023 08:20:45

Nhiều mẹ bầu có những thói quen tưởng như không có hại nhưng thật chất lại gián tiếp khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ.
 

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể làm cản trở quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng, làm tăng khả năng sinh nhẹ cân, thiếu máu, nếu nặng hơn có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
 

Dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến một số hệ lụy như bé không xoay đầu ngôi thuận ảnh hưởng đến quá trính sinh nở, bé không lọt vào khung xương chậu của mẹ. Có những trường hợp bé bị sa dây rốn do cuống rốn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, không thể cung cấp máu cho thai nhi.
 

Để phòng tránh việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ, các mẹ nên đi khám thường xuyên, chú ý những thói quen, hành động của bản thân. Đặc biệt, nên tránh những hành động này khi mang thai.
 

1. Xoa bụng mạnh, liên tục
 

Nhiều mẹ quan niệm rằng, việc xoa tay liên tục vào bụng là cách để giao tiếp với con, tăng sự liên kết giữa mẹ và con.
 

thai nhi day ron quan co

Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tránh hành động như vậy vì sẽ khiến bé kích thích, chuyển động nhiều hơn và dây rốn bị rối, xoắn quấn quanh người hoặc cổ.
 

2. Vận động mạnh
 

Vận động trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng, hỗ trợ tốt cho việc sinh nở sau này.
 

thai nhi day ron quan co


Tuy nhiên, vận động mạnh, chuyển động nhiều sẽ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng cơ gây áp lực lên thắt lưng. Ngoài ra, nó còn khiến dây rốn quấn quanh cổ bé.
 

3. Ngủ muộn
 

Khi mang thai, cơ thể thai đổi, nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Mẹ bầu ngủ muộn không chỉ khiến thai nhi mệt mỏi, tâm lý căng thẳng mà còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt của bé, làm bé hoạt động tích cực hơn. Khi bé hoạt động tích cực sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn cổ. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng ngủ từ 8-9 tiếng 1 đêm và ngủ trước 10 giờ tối.
 

Nếu khó ngủ, mẹ bầu có thể dùng nước ấm ngâm chân để lưu thông các mạch máu khiến cơ thể dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống một chút nước ấm trước khi đi ngủ sẽ khiến tinh thần thoải mái, đi sâu vào giấc ngủ.
 

4. Ngủ sai tư thế
 

Khi có bầu, tư thế ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái.
 

thai nhi day ron quan co


Tư thế nằm này sẽ làm giảm bớt áp lực cho các cơ động mạch và vùng xương chậu. Ngoài ra, nó làm tăng quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.