Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết

- 05/06/2022 11:21:06

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung, sa dạ con là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu.

 

1. Ai dễ bị sa sinh dục?
 

Những phụ nữ thường xuyên lao động nặng nhọc, lao động tay chân, người thường làm việc ở tư thế đứng, cúi, mang vác vật nặng là đối tượng dễ bị sa sinh dục.

 

Sa sinh dục cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa từng sinh đẻ, phụ nữ có dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian thẳng trục với âm đạo …Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng dễ bị sa sinh dục.
 

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung,  sa dạ con là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu.

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung, sa dạ con là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu.


2. Nguyên nhân và triệu chứng sa tử cung

Nguyên nhân

Đó là do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung. Một số yếu tố có thể góp phần làm suy yếu các cơ vùng chậu, bao gồm:
 

  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, khi sinh đẻ, chuyển dạ lâu. 
  • Thai nhi có trọng lượng lớn. 
  • Lao động nặng nhọc 
  • Bị táo bón. 
  •  Béo phì hoặc chỉ số khối cơ thể lớn; 
  •  Ho mãn tính gây áp lực xuống cho phần sàn chậu. 
  •  Sinh đẻ nhiều
     

Triệu chứng

Khi bị sa tử cung nếu ở mức độ nhẹ, bạn chỉ thấy âm đạo căng phồng, đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung. Nhưng khi bị nặng hơn, sẽ thấy các triệu chứng như sau:
 

  • Các triệu chứng đường âm đạo: Thấy nặng, cảm thấy phồng, có sức ép. Âm đạo tiết bất thường. Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo. 
  • Bệnh nhân cảm thấy bị đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng xương chậu 
  •  Các triệu chứng tiết niệu như hay bị nhiễm trùng bàng quang, đi tiểu không tự chủ, tiếu nhiều, tiểu són. 
  •  Các triệu chứng đường ruột, tiêu hóa: hay bị đầy hơi, đi ngoài phân lỏng hoặc rắn 
  •  Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: đau khi giao hợp. không còn ham muốn.
     

3. Điều trị và cách hạn chế bị sa sinh dục

Điều trị:

Để chẩn đoán sa sinh dục, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí của tử cung, xem tử cung đã nằm đúng vị trí bình thường hay đã có dấu hiệu sa.
 

Sa sinh dục tùy vào tình trạng của người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:
 

  • Cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung: được áp dụng trong những trường hợp sa tử cung nặng nhất với hầu hết các phẫu thuật được thực hiện là cắt toàn bộ tử cung hoặc bán phần
  • Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo
  • Thực hiện các bài tập phù hợp.
  • Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu
  • Đặt vòng nâng tử cung (Pessary) trong âm đạo
  • Liệu pháp thay thế Estrogen có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung.
     

Sa sinh dục tùy vào tình trạng của người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Ảnh minh họa

Sa sinh dục tùy vào tình trạng của người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Ảnh minh họa


Phòng tránh

Nếu tình trạng sa sinh dục không được điều trị, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu như cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Vì thế bạn cần thực hiện các bước sau:
 

  • Duy trì sinh hoạt lành mạnh, điều độ.
  • Tập thể dục thường xuyên. Nên áp dụng bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế rượu bia thuốc lá
  • Tránh bê vác vật nặng.
  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái.
     

Bài tập điều trị và hạn chế sa sinh dục

- Có thể thực hiện bài tập khi ngồi trên ghế hoặc nằm dưới sàn;

- Thả lòng vùng cơ phần mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay đặt song song đồng thời hai đầu gối co lên;

- Bắt đầu bài tập bằng cách thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên, giữ trong vòng 2- 5 giây. Sau khi thít chặt cơ, thả lỏng xuống 10 giây nhằm giúp các cơ có thể thư giãn, sau đó lặp lại động tác thít chặt – thả lỏng;

 

- Lặp lại các động tác 10 lần, có thể tăng số giây thít chặt khi đã quen với bài tập.