Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số liên quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi

- 11/03/2022 08:31:33

Chu vi vòng bụng thai nhi là một phép đo sinh trắc siêu âm cơ bản để đánh giá kích thước thai nhi.

 

Bau.vn sẽ tổng hợp một số thông tin liên quan tới chu vi vòng bụng thai nhi trong bài viết dưới đây.

Chu vi vòng bụng thai nhi là gì?

chu vi vong bung thai nhi

Chu vi vòng bụng thai nhi, ký hiệu là AC (Abdominal Circumference), là chiều dài của chu vi bên ngoài bụng thai nhi. Phép đo này đặc biệt hữu ích trong việc:

  • Theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi liên quan đến kích thước và trọng lượng
  • Phát hiện các rối loạn tăng trưởng của thai nhi, ví dụ:
    • Tình trạng hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
    • Bệnh macrosomia
  • Dự đoán vấn đề tăng nguy cơ suy thai trong quá trình sinh nở.

Chu vi vòng bụng thai nhi không chính xác bằng đường kính lưỡng đỉnh (BPD) và chiều dài xương đùi (FL) trong việc ước tính tuổi thai. Thay vào đó, AC thường được sử dụng như một thông số tăng trưởng để xác định tỷ lệ với đầu. Tỷ lệ giữa vòng đầu và chu vi bụng được sử dụng để quan sát sự phát triển thể chất của em bé. Thông thường, phần đầu sẽ lớn hơn cơ thể trong tam cá nguyệt thứ hai và khoảng thời gian đầu tam cá nguyệt thứ ba. Khi thai đủ tháng, tỷ lệ này thường sẽ đảo ngược lại. Ngoài ra, ở giai đoạn sau của thai kỳ, chỉ số AC tương quan chặt chẽ với trọng lượng của thai nhi.

Trong các phép đo tuổi thai cơ bản, chỉ số AC là nhạy cảm nhất, và có mức độ thay đổi được báo cáo lớn nhất. Nguyên nhân là vì thông số này bị ảnh hưởng bởi tình trạng rối loạn tăng trưởng nhiều hơn các thông số cơ bản khác.

Cách tính chu vi vòng bụng

chu vi vong bung thai nhi

Để tính chu vi vòng bụng thai nhi, bác sĩ sẽ siêu âm bụng của sản phụ. AC được đo theo mặt phẳng ngang tại gan của thai nhi, với điều kiện:

  • Các nhánh tĩnh mạch rốn đổ vào gan hợp với xoang tĩnh mạch cửa trái ở vị trí giữa bụng
  • Trong mặt phẳng này, tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch cửa tạo thành hình chữ J
  • Dạ dày được nhìn thấy ở bên trái của bụng thai nhi
  • Bụng hình tròn thay vì hình bầu dục, vì hình bầu dục tạo ra vết cắt xiên dẫn đến ước tính sai về kích thước.

Những cơ quan này cần được xác định khi mẹ mang thai được 18-20 tuần. Khi đo AC, một đường đứt nét hình elip ảo sẽ hiện trong màn hình siêu âm, dọc theo bề mặt da bên ngoài bụng em bé, không sâu vào trong da bụng để tránh lỗi đo AC quá nhỏ. Độ dài của đường elip là chu vi vòng bụng thai nhi. Lưu ý, AC không được đo khi vùng bụng đã được nong rộng hay hóp lại. Bụng của thai nhi có thể thay đổi hình dạng do:

  • Nhịp thở của em bé
  • Chèn ép bởi dụng cụ siêu âm
  • Mẹ mang đa thai nên thai nhi chen chúc trong tử cung
  • Thế ngôi mông.

Lúc này, đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để đảm bảo độ chính xác.

Ngoài ra, AC có thể được tính từ hai đường kính bụng trực giao (AD1, AD2), được đo trên cùng một hình ảnh, theo công thức:

AC = (AD1+AD2) x 1.57

Trong đó, AD1 là đường kính từ đường da sau cột sống của thai nhi đến đường da ngoài của thành bụng trước và AD2 ​​là đường kính ngang vuông góc với AD1.

Bảng chu vi vòng bụng theo tuổi thai

Bởi vì mỗi thai nhi có số đo bụng khác nhau và trong mỗi giai đoạn chiều rộng vòng bụng của em bé cũng khác nhau, nên không có một số đo AC cố định. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ số chu vi vòng bụng thai nhi trung bình theo tuổi thai như sau: