Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?

- 17/03/2021 15:45:03

Thành phần sữa mẹ bao gồm các dưỡng chất quan trọng giúp con phát triển tốt. Tuy nhiên có những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sữa mẹ mà mẹ cần ghi nhớ. Liệu mẹ đã biết:


 
Thành phần sữa mẹ gồm những gì?

Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Trong đó, thành phần của sữa mẹ gồm có:

Chất đạm

Nhiệm vụ của chất đạm là cung cấp amino-acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hormone, tạo các men cần thiết.
 
Trong sữa mẹ có những thành phần nào - Chất béo



Chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng hằng ngày cho bé, có chức năng như một chất dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng. Nhờ có chất béo này mà cơ thể trẻ được tăng cường sức đề kháng, đồng thời bé bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù bé đi nhiều lần 2 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mềm, vàng không bị vón cục.

Chất bột đường

Là nhân tố chính của bảng thành phần trong sữa mẹ, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của bé, chất bột đường còn có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ có chứa nhiều sắt, canxi và selen, tất cả đều dễ hấp thu. Chúng không chỉ cho trẻ một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn đem lại lợi ích rất nhiều cho sự phát triển trí não.
 
Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì...

Các kháng thể tốt cho miễn dịch của trẻ

Yếu tố chính giúp bé khỏe mạnh, hệ miễn dịch có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài chính là các kháng thể có trong sữa mẹ. Trong mỗi lần bú, hàng triệu bạch cầu sống và các globulin miễn dịch sẽ được truyền vào cơ thể bé. Khi cơ thể trẻ bị vi khuẩn tấn công, các chất này sẽ đóng vai trò là hàng rào bảo vệ cơ thể trẻ.

Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp cho cơ thể bé hệ thống men tiêu hóa lipase, các hormone prolactin, thyroid và oxytocin có vai trò tăng cường sức khỏe đường ruột, cân bằng sinh hóa bên trong cơ thể trẻ.

Mẹ có biết các loại men và hormone này còn ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ bằng cách thay đổi mùi vị sữa khi chế độ ăn uống của mẹ thay đổi? Đây là cách giúp bé dần làm quen với đa dạng các loại thực phẩm sau này.

Thành phần của sữa mẹ có ảnh hưởng tới mức độ tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh?

Có rất nhiều bà mẹ thấy con chậm tăng cân thì cho rằng sữa của mình loãng, ít chất dinh dưỡng hoặc sữa nóng nên con không hấp thu được.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia sữa mẹ thì thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ thường không có sự khác biệt giữa các bà mẹ, cho dù lượng sữa nhiều hay là ít, thậm chí là đặc hay là loãng như các mẹ thường nghĩ thì thành phần của sữa mẹ cũng không có sự khác nhau nhiều.

Các mẹ hãy yên tâm là sữa mẹ luôn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và cách mẹ cho con bú là những yếu tố quyết định thành công của việc sản xuất sữa mẹ cho bé.

Trường hợp bé bú mẹ nhưng chậm tăng cân thì mẹ nên áp dụng một số cách sau đây để cải thiện tình trạng này.
Tăng cường thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Muốn thành phần của sữa mẹ tốt, cần có chế độ ăn đa dạng


Mẹ cần lưu ý đến các loại đồ ăn có thể khiến mẹ mất sữa nên mẹ cần tuyệt đối tránh. Trong đó thường gặp nhất là lá lốt, măng tre, ngọn bí đỏ, dâu ta, các loại thức ăn tái, sống, đồ hộp, đồ muối chua và thức ăn nhanh.
 
Cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột và đường, chất béo và chất xơ. Nếu ngày nào cũng chỉ ăn thịt rang, rau luộc hay chân giò hầm thì không những sữa mẹ nghèo dinh dưỡng, ít chất béo mà con dù bú sữa mẹ cũng có thể bị táo bón, chậm tăng cân.

Tăng cường các món ăn lợi sữa

Mẹ nên tăng cường các món ăn lợi sữa theo quan niệm dân gian, kết hợp thành thực đơn đa dạng, quay vòng các ngày để mẹ ngon miệng và nhiều sữa hơn như:

•    Món rau: mướp nấu lạc, rau lang luộc, mướp nấu tôm, mướp xào, canh rau đay mồng tơi nấu với tôm hoặc cua, rau ngót nấu thịt băm, hoa thiên lý nấu giò, …
•    Món mặn: Canh gà hầm, thịt gà rang gừng, cá diếc rán gión hoặc kho, nấu canh cải
•    Canh: Móng giò nấu đu đủ, hạt sen nấu sườn non, thịt nạc canh chua, canh thì là nấu thịt nạc băm
•    Cháo mè đen
•    Xôi lạc
•    Ngô luộc
•    Chân chó, chân dê nấu cháo
•    Xương lợn nấu với nước cơm rượu (xương hầm lửa nhỏ để ra hết chất xương sau đó mới bỏ nước cơm rượu hoặc cơm rượu)
Uống nhiều nước và thức uống lợi sữa
Các loại nước này vừa cung cấp nước cũng như vitamin, khoáng chất để sữa mẹ tiết ra nhiều hơn và đặc hơn:
•    Hỗn hợp gạo nếp, gạo tẻ, đậu đỏ, hạt sen đem nấu nước uống
•    Sữa tươi không đường âm ấm
•    Sữa ngô
•    Chè lá vằng
•    Các loại nước từ ngũ cốc và đậu như gạo lứt, bắp, mè đen, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng
•    Ngũ cốc xay mịn trộn với sữa tươi uống ấm.
•    Đậu đỏ ninh lên lấy nước uống
•    Rau húng quế sắc lấy nước uống
•    Trà gạo lức
•    Nước lọc|

Cho bé bú đúng cách

Bên cạnh chú ý đến thành phần của sữa mẹ, mẹ cần cho bé bú đúng cách và phải bú hết cả sữa đầu và sữa cuối để con được hưởng trọn vẹn thành phần chất béo của sữa mẹ.
 
Khi bé bú, mẹ cần quan sát để cho bé bú hết sữa ở một bên vú trước. Nếu con vẫn đói mới chuyển tiếp sang bên kia. Tránh cho bú lắt nhắt, mỗi lúc một bên. Sữa đầu chỉ có tác dụng giúp con giải khát và cung cấp vitamin, khoáng chất, còn sữa cuối nhiều chất béo mới đảm bảo để bé tăng cân được tốt nhất.