Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý

- 12/08/2022 14:30:26

Da trẻ sơ sinh là nơi vô cùng nhạy cảm nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý về da. Vì thế, mẹ cần phải đặc biệt lưu ý tới những dấu hiệu sau!
 

Trong những tháng đầu đời, làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt rất nhạy cảm. Chính vì thế mà chỉ cần 1 tác động nhỏ đến làn da của trẻ cũng có thể khiến trẻ mắc phải những bệnh lý về da. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải phân biệt được đâu là những bệnh lý về da nguy hiểm và những bệnh xuất hiện phổ biến và sẽ tự hết mà không cần điều trị.

 



Các dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết để chăm sóc tốt cho con
 

1. Chứng xanh tím đầu chi
 

Chứng xanh tím đầu chi hay còn gọi là Acrocyanosis là tình trạng tay chân trẻ bị màu xanh. Đây là hiện tượng thường xảy ra khoảng một vài tiếng sau khi mẹ sinh em bé. Bệnh xanh tím đầu chỉ thật sự nguy hiểm nếu chúng khiến hệ tuần hoàn máu của trẻ chậm đến một giới hạn nào đó. Nếu trẻ mắc phải chứng xanh tím đầu chi sau sinh, mẹ cần phải lưu ý theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nếu thấy con có những biểu hiện bất thường, mặt và môi trẻ chuyển sang màu xanh hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
 

2. Rôm sảy

 



Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất. Đặc biệt vào trong thời tiết nóng bức như mùa hè, tỷ lệ trẻ mắc rôm sảy sẽ tăng cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nóng bức khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều nhưng không thoát ra được hết, làm ứ đọng trong ống bài tiết. Lúc này, khi không được giải thoát, miệng ống bài tiết dễ bị bụi nên gây ra rôm sảy trên da trẻ. Biểu hiện của rôm sảy là da trẻ mọc những nốt sần lấm tấm màu hồng, cứng thành từng đám. Rôm sảy có thể xuất hiện ở vùng cổ, lưng hay ngực của trẻ.
 

3. Viêm da tiết bã
 

da tre so sinh


Viêm da tiết bã là hiện tượng xuất hiện lớp vảy dày trên da, có màu vàng, nhiều dầu và thường gặp nhiều ở đầu trẻ sơ sinh. Trẻ cũng có thể bị ban đỏ ở da mặt, sau tai, trên cổ hoặc dưới nách. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể xử lý bằng cách làm mềm và lau đi lớp vảy này. Mẹ hãy bôi 1 lớp mỏng dầu hạt điều hoặc hạt ô liu lên đầu và chải nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được cậy ra, vì có thể làm viêm nhiễm vùng da đó trên cơ thể trẻ.
 

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh
 

  • Bôi kem chống nắng cho trẻ khi ra khỏi nhà với chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30 dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Cho trẻ che ô hoặc độ mũ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Không dùng các sản phẩm phấn rôm có chứa bột talc.
  • Khi cho trẻ tắm, không được dùng nước quá nóng và không dùng khăn mặt chà xát quá mạnh lên làn da trẻ.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm về da an toàn và lành tính cho trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng bột giặt không mùi để giặt quần áo cho trẻ để tránh gây kích ứng lên làn da của con.