Nguyên nhân thai phụ sút cân trong 3 tháng đầu mang thai

- 10/06/2021 15:17:18

Cân nặng là vấn đề rất quan trọng với mẹ bầu khi mang thai. Nếu xảy ra tình trạng sút cân trong tháng 3 đầu mang thai, mẹ cần tìm rõ nguyên nhân ngay!


Trong thời kỳ mang thai, vấn đề cân nặng thật sự rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu thắc mắc vì sao ăn nhiều nhưng vẫn không
tăng cân, thậm chí còn sút cân. Vậy đâu là nguyên do sút cân trong 3 tháng đầu mang thai mà mẹ bầu cần biết?


Nguyên nhân khiến mẹ bầu sút cân trong 3 tháng đầu mang thai

Sự hình thành phôi thai rất quan trọng trong 3 tháng đầu chủ yếu hình thành các cơ quan và phân chia tế bào nhưng thường rất ít phát triển về cân nặng. Trong vòng 3 tháng đầu khi mang thai, các mẹ bầu thường phải chịu các cơn nghén nặng mệt mỏi liên tục nôn ói, do có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Chính vì thế mà số lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để cho cơ thể tăng cân. Mà còn dẫn đến tình trạng sụt cân do ăn nhiều đồ vặt nhiều bữa cơm chính ăn ít hoặc bỏ bữa.

sut can trong 3 thang dau mang thai


Trong 3 tháng đầu, do hóc môn ostrogen tăng cao khiến các mẹ bầu ốm nghén. Do vậy các mẹ bầu thường rất nhạy cảm với đồ ăn hay các mùi thức ăn đã được chế biến chín, xuất hiện biểu hiện nôn ói nhiều khi ăn và không muốn ăn. Vì thế, các mẹ cần phải tích cực ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng để lấy lại cân nặng và sức khỏe khi mang thai.

Sụt cân trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Trong thời kỳ mang thai trong 3 tháng đầu chỉ cần tăng 1 tới 3kg là dấu hiệu tốt nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng sao cân nặng của mình không tăng một cách rõ rệt. Trong tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai nhi trong bụng mẹ được nuôi dưỡng nhờ túi noãn hoàng do bánh rau chưa được hoàn thiện để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai. Vì vậy, sút cân không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Thế nhưng, mẹ bầu vẫn cần chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý và khám thai định kỳ.

Cách xử lý khi mẹ bầu sụt cân

sut can trong 3 thang dau mang thai


Mẹ bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ và lượng ăn vừa đủ dinh dưỡng dễ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể kèm theo các đồ ăn nhẹ hay các đồ ăn bằng hoa quả như cam, quýt, bưởi, táo, lê, mãn cầu, bơ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với mẹ bầu do vậy ngủ càng nhiều càng tốt ngủ những nơi yên tĩnh và thoáng mát. Tránh tình trạng mẹ bầu gặp stress lo lắng muộn phiền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Với các bà mẹ có dấu hiệu nghén nặng có thể dùng các loại trà gừng hay món ăn được chế biết từ gừng để giảm nôn. Hơn hết, mẹ bầu nên uống sắt và bổ sung nước để giúp mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh.