Axit Folic - Nguồn khoáng chất mẹ bầu không thể thiếu

- 19/06/2020 08:45:57

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối sẽ có sự thay đổi về lượng dưỡng chất để phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vậy mẹ mang thai nên có chế độ bổ sung Axit Folic thế nào, nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ?



Không có một công thức cụ thể, chi tiết nào cho việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu nói chung và axit folic nói riêng. Trên thực tế, chế độ ăn uống hàng ngày cần đa dạng với trái cây, rau, ngũ cốc, protein và các chất béo lành mạnh... Nhưng khi mang thai thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng sẽ có những điều đặc biệt lưu ý. Cụ thể bà bầu cần đặc biệt chú ý đến nhóm dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày như sau:

1. Folate và axit folic - ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Folate là vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, sự bất thường của não và tủy sống của thai nhi. Dạng tổng hợp của folate có trong thực phẩm bổ sung và tăng cường được gọi là axit folic. Bổ sung đủ lượng axit folic trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh non.

- Dinh dưỡng cho bà bầu cần bao nhiêu axit folic?


Lượng folate và axit folic mỗi giai đoạn của thai kỳ là khác nhau và được khuyến cáo ở mức 400mcg/ngày. Cụ thể:

+ Trước khi mang thai: 400mcg/ ngày
+ Mang thai 3 tháng đầu: 400mcg/ ngày
+ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: 600mcg/ ngày
+ Khi cho con bú: 500mcg/ngày

- Nguồn axit folic tốt: Ngũ cốc, rau xanh, các trái cây họ cam, họ đậu và đậu Hà Lan là nguồn cung cấp axit folic dồi dào cho bà bầu.

Loại Lượng Hàm lượng axit folic

 

Loại

Lượng

Hàm lượng axit folic

Ngũ cốc

15 - 60g ngũ cốc ăn liền

100 - 700mcg

Rau bina

95g rau bina luộc

131 mcg

Đậu

90g đậu luộc

90mcg

Măng tây

4 ngọn (60g)

89mcg

Cam

1 quả (90g)

29 mcg

Đậu phộng

28g rang khô

27 mcg

 

Thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu


Lưu ý: Cơ thể chỉ có thể hấp thụ được lượng dinh dưỡng 20 - 30% từ thực phẩm. Vì vậy, bà bầu cần bổ sung hàng ngày, chia nhỏ theo bữa. Nên bổ sung axit folic cùng vitamin trước khi mang thai 3 tháng. Nếu cần thiết phải dùng thuốc thì phải được chỉ định liều lượng bởi bác sĩ.

7. Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong 9 tháng mang thai

Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên tránh và hạn chế ăn những thực phẩm sau:

- Cafe, bia, rượu, thuốc lá...dễ gây rối loạn khi mang thai, ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi
- Thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao như nhóm hải sản, cá kiếm, cá ngói...hàm lượng thủy ngân quá cao có thể gây ảnh hưởng não của thai nhi.

- Thịt tái, sống, thịt chưa nấu chín kỹ có chứa toxoplasma và một số vi khuẩn, ký sinh nguy hiểm cho thai nhi
- Khoai đã mọc mầm mẹ cũng không nên ăn vì dễ ngộ độc.

- Sữa chưa được tiệt trùng mẹ cũng nên hạn chế tối đa vì có nhiều vi khuẩn gây hại cho mẹ và bé.

- Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cũng nên ăn ít các loại đu đủ xanh, dứa, rau răm, rau má, rau sam, cam thảo… 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ cũng nên hạn chế.

- Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không nhất định kiêng đồ ngọt, mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Mẹ cũng nên tránh một số thực phẩm trong chế độ ăn của mình


Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

- Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để ăn được nhiều hơn, dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn. Các mẹ mang thai 3 tháng đầu bị nghén cũng nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Mẹ nhất thiết phải ăn đủ các chất dinh dưỡng, khi ăn nhai kỹ, ăn chậm.

- Hãy ăn nhiều hơn rau xanh, trái cây để giảm thiểu calo, tăng cường chất xơ giảm tình trạng táo bón.
Một chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tốt là một chế độ bao gồm đầy đủ các dưỡng chất và chú ý tới các nhóm khoáng chất, đặc biệt là axit folic. Mẹ không nên kiêng cữ quá nhiều, ăn vừa đủ với nhu cầu của mình để giúp mẹ có sức khỏe, thai nhi phát triển tốt.