Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng

- 02/03/2020 07:35:16

Nghe tim thai nhi không những giúp mẹ biết được bé đang phát triển khỏe mạnh mà còn giúp mẹ xác định chính xác vị trí của thai nhi cho thời điểm sắp dự sinh.


Ngày nay, y học hiện đại sử dụng phương pháp này nhi như một cách kiểm tra chính xác và đánh giá tổng quát tình hình sức khỏe của thai nhi. Thông thường, để nghe được tim thai, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 4 phương pháp chính bao gồm:



1. Sử dụng tai nghe thông thường loại stethoscope

Với cách này, bác sĩ có thể nghe thấy tim thai của bé từ tuần thai thứ 17-19. Lúc này, âm thanh mà mẹ nghe thấy được là tiếng tíc tíc tương tự như kim đồng hồ đang chạy đặt ở dưới gối. Nhịp tim đều đặn ở tầm khoảng 120-16 lần/phút.

Khi tuổi thai lớn hơn, tiếng tim thai của bé cũng sẽ rõ ràng hơn. Cho đến tuần thứ 20, nếu nghe bằng dụng cụ này sẽ nghe được khoảng 80%, đến tuần 21 nghe được 90% và đến tuần 22 thì hoàn toàn có thể nghe thấy 100% các trường hợp mang thai.

2. Nghe tim thai bằng cách sử dụng phương pháp Ultrasonic Doppler

Phần lớn phương pháp này có thể giúp bác sĩ nghe được nhịp đập tim của thai nhi từ tuần thứ 10-12 trở đi.

3. Phương pháp Real time sonography

Đây là cách có thể sử dụng để kiểm tra nhịp tim cũng như chuyển động của thai nhi sau khi mẹ đã mang bầu được 2 tháng.

4. Echocardiography

Phương pháp hiện đại này có khả năng kiểm tra được tim thai chỉ sau 48 giờ kể từ ngày có kinh nguyệt cuối cùng. Giải thích cho phương pháp này, các bác sĩ cho biết, trên thực tế bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim.


 
Thời điểm này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Chính vì vậy mà phương pháp này có thể giúp xác định được tim thai từ rất sớm. 

Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng

Việc nghe tim thai để xác định vị trí của thai nhi được dựa trên cơ sở là khi con nằm ở vị trí nào thì bác sĩ có thể thông qua đó để biết được vị trí chính xác để nghe được tiếng tim thai. 

Nhìn chung, khi ở trong bụng mẹ con thường cúi người như đầu cúi, thân người cong lại. Do đó ở tư thế này, ngực của thai nhi sẽ không bị áp sát vào tử cung dù chân và tay con đã che lấy toàn bộ người, trong khi lưng bé uốn cong áp vào tử cung.

Với tư thế này bác sĩ sẽ nghe được rất rõ rõ tiếng nhịp tim của thai nhi ở vùng mỏm vai bên trái của mẹ bầu. 

Trong trường hợp lưng thai nhi không áp sát với thành tử cung và thành bụng trước của mẹ, vị trí tiếng tim thai đập sẽ thay đổi chúc xuống dưới. Điều này có nghĩa là, phần thân của thai nhi chúc về phía xương háng đầu tiên, và nếu phần hướng xuống dưới là đầu thì bác sĩ sẽ nghe thấy tim thai ở vị trí thấp hơn phần mông. 


 
Với các mẹ đã đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể kiểm tra tư thế của thai nhi thông qua việc nghe tim thai với các vị trí như:

Nếu em bé ở ngôi mông, tiếng tim thai nghe được sẽ ở vị trí cao quá rốn.
Trường hợp em bé ở ngôi đầu, bác sĩ sẽ nghe thấy tiếng tim thai ở vị trí thấp hơn rốn.
Còn nếu ngôi ngang dịch về ví trí bên phải của xương hông thì tiếng tim thai nghe được rất rõ ràng ở vị trí phía dưới, bên phải bụng mẹ.
Trường hợp ngôi thai ngang dịch về bên trái của xương hông mẹ bầu thì tiếng tim thai nghe được rõ ở vị trí phía dưới bên trái của bụng mẹ. 

Như vậy, việc xác định vị trí của ngôi thai thông qua kiểm tra nhịp tim thai nhi sẽ giúp các mẹ gần đến ngày sinh biết được bé đã sẵn sàng cho ngôi thuận để chào đời trong những ngày sắp tới.