Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Tin hoạt động Hội
Hành trình cống hiến của nữ hộ sinh Việt Nam đầu tiên đạt giải Quốc tế Midwives4all
Ngày cập nhật:  25/05/2016 14:48:40
Với những đóng góp to lớn, không mệt mỏi trong việc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Việt Nam, bà Phạm Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam là người đầu tiên được nhận giải thưởng Midwives4all cao quý do Liên đoàn Nữ Hộ sinh Quốc tế vừa trao tặng.

90% các ca tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở những nước đang phát triển

Phát biểu tại buổi Lễ trao tặng giải, Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander cho biết, từ năm 1990, tỷ lệ tử vong mẹ và bé trên Thế giới đã giảm một nửa, tuy nhiên hiện nay, mỗi ngày vẫn còn khoảng 800 phụ nữ trên Thế giới tử vong vì những nguyên nhân liên quan đến thai nghén hoặc sinh đẻ và gần 3 tiệu trẻ sơ sinh chết trong vòng 1 tuần sau sinh.

 

90% những ca tử vong đều xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi thiếu các phương tiện đi lại, thiếu sự tiếp cận với các bá sĩ sản khoa. Hầu hết các trường hợp tử vong có thể được ngăn ngừa với sự trợ giúp của các nữ hộ sinh và nhân viên y tế.

 

Theo bà Camilla Mellander, giải thưởng Midwives4all là một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức triển khai trên toàn cầu do Bộ Ngoại giao Thụy Điển khởi xướng năm 2015 với mục tiêu khuyến khích sự gia tăng số lượng các nữ hội sinh trên toàn Thế giới, nhất là các nước đang phát triển.

 

Giải thưởng Midwives4all năm 2016 được Bộ Ngoại giao Thụy Điển vùng với Đại sứ quán Thụy Điển và Liên đoàn Nữ hộ sinh Quốc tế đồng chủ trì với mong muốn truyền cảm hứng, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội nhằm cải thiện sức khỏe cà những quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái.

 

Giải thưởng cũng tạo thêm sự thắt chặt tình cảm hữu nghị, giao lưu tốt đẹp, hỗ trợ về các mặt: văn hóa, kinh tế, đời sống, khoa học xã hội giữa Thụy Điển và Việt Nam vốn có từ lâu năm.

 

Người đầu tiên khởi xướng thành lập Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam

Đánh giá về vai trò của người nữ hộ sinh trong sản khoa, Ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, khoảng 70 phần trăm phụ nữ Việt Nam sinh sống ở các vùng nông thôn, khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Ở những nơi này, đội ngũ bác sĩ sản khoa còn mỏng, hơn nữa, do người phụ nữ vùng nông thôn, vùng khó khăn thường phải gánh vác những công việc nặng nhọc, thiếu hiểu biết cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ thai nhi nên thường gặp nhiều tai biến trong lúc mang thai cũng như sinh đẻ. Vì vậy, nữ hộ sinh đóng vai trò quyết định đói với tính mạng của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

 

Bên cạnh đó, tình trạng các em gái ở lứa tuổi vị thành niên, do e ngại, mặc cảm, tự ti, thiếu sự hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản nên tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn  và các bệnh láy truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS còn diễn ra.

 

Theo Ông Vũ Bá Quyết, những năm qua, với cương vị là Chủ tịch đầu tiên của Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam, bà Phan Thị Hạnh đã dẫn dắt Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam phát triển, thực hiện nhiều dự án cải thiện sứ khỏe cho phụ nữ và trẻ em nghèo tại nhiều vùng khó khắn, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Hiện nay, Hội đã có gần  6.000 hội viên.

 

Từ sau khi thành lập Hội, bà Hạnh cùng ban Chấp hành Hội nữ Hộ sinh Việt Nam đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cho các nữ hộ sinh đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, giúp các nữ hộ sinh cập nhật kiến thức và kỹ năng tốt hơn. Cùng với hoạt động này, Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam đã cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản đa dạng cho hang ngàn phụ nữ, vị thành niên ở các vùng khó khăn.

 

Hằng năm, Hội tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc gia để các nữ Hộ sinh trao đổi kiến thức, câp nhật kiến thức mới. Đặc biệt, Hội thảo Khoa học về hộ sinh thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương với hơn 500 đại biểu đến từ 39 nước đã được Liên đoàn Nữ Hộ sinh Quốc tế đánh giá là một trong những Hội thảo thành công trong Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

 

Điểm nhấn nổi bật trong chuỗi những đóng góp của bà Hạnh là việc bà đã xây dựng dự án “Thiết lập mô hình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nâng cao năng lực cho hộ sinh tuyến  cơ sở”. Dự án này đang trong quá trình thực hiện. Dự án được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ. Dự án cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản toàn diện cho phụ nữ tại 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

 

Xúc động trong buổi Lễ nhận giải, bà Hạnh chia sẻ: Có được vinh dự nhận giải thưởng từ Bọ Ngoại Giao Thụy Điển là niềm hạnh phúc lớn không chỉ riêng với các nhân mình mà còn là niềm vinh dự đối với Hội Nữ Hộ sinh Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với Hội Nữ hộ sinh Việt Nam vì cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong công cuộc  chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, cải thiện sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ tử vong của mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam nói chung cũng như trên toàn Thế giới nói chung.

 

Bà Phan Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Nữ Hộ SInh Việt Nam nhận danh hiệu giải thưởng từ Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander

 

Ỗng Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương chúc mừng bà Phan Thị Hạnh nhận giải thưởng danh giá

 

 

Trích nguồn: suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khánh thành Trung tâm Tư vấn & Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản thuộc dự án "Thiết lập mô hình Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ và Nâng cao Năng lực cho Hộ sinh tuyến cơ sở"
Kính dâng hương hồn Thầy hiệu trưởng trường Nũ hộ sinh quốc gia Huế xưa: Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh
Hội Thảo ”Vai trò của cán bộ y tế trong công tác Chăm sóc Sức khỏe Bà Mẹ Trẻ em
Hội Thảo "Vai trò của Cán Bộ Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em"
HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Lễ ký kết dự án “Thiết lập trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nâng cao năng lực cho hộ sinh tuyến cơ sở” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ
Chương trình Dự án "“Hợp Tác Song Phương về Đào tạo và Phát triển Hội ”
Chủ tịch Hội và Phó Chủ tịch Hội tham dự Đại hội và Hội Thảo khoa học tại Cộng hòa Czech
Chương trình hợp tác giữa Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam và Hội Nữ Hộ Sinh Nhật Bản
Hội thảo “Chuẩn năng lực Hộ sinh Việt Nam và Tiêu chuẩn chức danh nhiệm vụ Hộ sinh” cho Nữ hộ sinh Quảng Ngãi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email