Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Ngày cập nhật:  26/10/2024 09:26:56
Trong thời gian gần đây, lấy máu cuống rốn và lưu trữ đang nhận được rất nhiếu sự quan tâm của những người sắp làm cha mẹ.

 

 

Tìm hiểu máu cuống rốn là gì ?
 

Là máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn hay máu dây rốn hoặc bánh nhau chính là cầu nối liên kết giữa mẹ và thai nhi. Chúng có chức năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé trong tử cung.

 

Phần máu còn lại trong đoạn dây rốn và bánh nhau của mẹ bầu sau khi sinh em bé chính là lượng máu được mang đi lưu trữ. Máu cuống rốn có rất nhiều tế bào gốc, trong đó, chủ yếu là tế bào gốc tạo máu có nhiệm vụ bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.
 

Trước đây, dây rốn và bánh nhau đã từng được coi là một loại rác thải y tế cần loại bỏ. Tuy nhiên, sự phát triển của nền y tế đã cho ra đời của nhiều phương pháp điều trị mới. Trong đó, máu dây có tác dụng phục vụ điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc những thành viên khác trong gia đình khi có các vấn đề sức khỏe. Bởi vậy, máu cuống rốn ngày càng được các cơ sở y tế khuyến nghị nên thu thập, xử lý và lưu trữ.
 

Tác dụng của tế bào máu cuống rốn


mau cuong ron


Tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực trong trường hợp cần chữa bệnh trong tương lai. Sử dụng tế bào máu cuống rốn chính là điều trị bằng tế bào gốc của chính mình. Như vậy trẻ sẽ không phải dùng đến các loại thuốc ức chế miễn dịch khi duy trì tế bào ghép.
 

Bên cạnh đó, nếu như không may một thành viên trong gia đình mắc bệnh và cần tế bào gốc để điều trị thì tỷ lệ phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào được lưu trữ sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống. Cơ thể cúng ta có 3 nguồn tế bào gốc đó là tủy xương, máu ngoại vi và máu cuống rốn. Nhưng tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi khá phức tạp, giá thành cao và không thể ghép được trên người khác gen. Bởi vậy, máu dây rốn là nguồn tế bào gốc được ưu tiên nhất.

 

Lý do nên lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn


mau cuong ron

  • Lưu trữ máu dây rốn như một biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cả cả gia đình trong tương lai.
  • Tế bào máu gốc dây rốn có khả năng biến đổi linh hoạt: tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch, tế bào hồng cầu mang oxy cho cơ thể, tế bào tiểu cầu giúp đông máu.
  • Giúp điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu.
  • Thay thế tủy xương.
  • Có khả năng sửa chữa sai lầm do các rối loạn do di truyền.
  • Máu cuống rốn có chứa tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bởi vậy, nó có khả năng điều trị bệnh bạch cầu, các bệnh thuộc về chức năng miễn dịch, bệnh di truyền bẩm sinh của hệ thống tạo máu: Hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm.
  • Điều trị các bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu…
  • Bên cạnh đó, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Xem tất cả
Liên kết email