Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
Ngày cập nhật:  11/07/2024 09:49:51
Vai trò của tiêm chủng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh là rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu còn khá mông lung trong việc thông tin tiêm phòng vắc xin khi mang thai để ngăn ngừa các bệnh cho cả mẹ và bé.

 
 

Trước và trong thời kì mang thai, ngoài việc duy trì lối sống khoa học, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lịch tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh cho cả thai phụ và thai nhi là rất quan trọng. Việc tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ, đúng lịch giữ vai trò như một lá chắn bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi trước các bệnh nguy hiểm. 

Tiêm vắc xin cho mẹ bầu có thực sự cần thiết?
 

Tiêm vắc xin cho mẹ bầu là những mũi tiêm được thực hiện đối với mẹ bầu trước và trong quá trình mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ truyền các kháng thể cho bé và điều đó có nghĩa rằng khi mẹ biết cách phòng chống tiêm chủng phòng ngừa cho mình cũng chính là mẹ đang bảo vệ bé yêu ngay từ trong bụng mẹ và cả những tháng ngày sau khi sinh bé ra.

Việc tiêm phòng khi mang thai là hoàn toàn không bắt buộc và là điều tự nguyện. Tuy nhiên, nếu cơ thể người mẹ không được tiêm phòng đầy đủ thì các bé yêu sẽ rất dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm, có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí có thể dẫn đến việc bị sảy thai, sinh non. Vì vậy, trước khi mang thai, các mẹ nên có kế hoạch tiêm phòng ngừa vắc xin đầy đủ, hợp lý.


Nếu đã có thai nhưng vẫn chưa tiêm phòng, các mẹ bầu cần phải bổ sung một số loại vắc xin như ngừa cúm, viêm gan B. Riêng vắc xin phòng bệnh thủy đậu và vắc xin 3 in 1: sởi – quai bị – Rubella hoàn toàn không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai, các mẹ nên đi tiêm vắc xin này trước khi mang thai.

Thời gian tiêm vắc xin khi mang thai hợp lý nhất
 

1. Trước khi mang thai

  • Mũi tiêm 3 trong 1 (Sởi, quai bị, rubella): nên tiêm muộn nhất trước khi các mẹ có bầu từ 1 – 3 tháng.
  • Tiêm phòng viêm gan B: trước hoặc trong thời kì mang thai đều có thể tiêm vắc xin này. Tuy nhiên các mẹ vẫn nên tiêm trước khi có bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước và trong thời kì mang thai nhưng các mẹ vẫn nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nên lặp lại mũi tiêm hàng năm.


2. Trong khi mang thai

  •  Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván trong cả quá trình mang bầu. Mũi đầu sẽ tiêm tối thiểu từ 20 tuần. Mũi thứ 2 là mũi nhắc lại, nên tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng. Và phải đảm bảo rằng mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.
  • Những lần có thai tiếp theo: chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu mang thai mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Một số lưu ý tiêm vắc xin khi mang thai
 

Các mẹ cần lưu ý hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Nếu thấy hiện tượng bất thường, hãy thông báo cho bác sỹ để xử trí kịp thời.

  • Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước, ngạt mũi sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

  • Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

  • Tuyệt đối không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng cấp tính,…

tiem vac xin khi mang thai


Dưới đây là các lời khuyên bau.vn muốn chia sẻ với mẹ trong quá trình mang thai. Làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng, vậy nên hãy bảo vệ sức khỏe mẹ và bé thật tốt nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe !

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Khi nào chảy máu âm đạo là nguy hiểm?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Phân biệt máu báo mang thai và ra máu kinh nguyệt
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email