Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bầu cần phải làm việc này hàng ngày để tránh thai lưu
Ngày cập nhật:  05/06/2023 14:33:30
Phụ nữ có thai nên tập thói quen đếm cử động thai hàng ngày từ tuần thứ 28 để biết được tình trạng sức khỏe em bé trong bụng, giảm nguy cơ thai chết lưu.
 

Thai máy (cử động thai) là khi thai nhi có những cử động xoay trở mình, chân tay hay toàn thân mà người mẹ cảm nhận được.

Khi nào mẹ bầu đếm cử động thai?

Theo BSCK2 Nguyễn Công Định, Giám đốc Sơ sở 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cử động thai bắt đầu từ rất sớm nhưng sản phụ không nhận biết được. Chỉ đến khi thai được 16-20 tuần tuổi với con so, hoặc 22 tuần tuổi với con rạ thì sản phụ mới có thể nhận rõ được thai máy.
 

Thai máy giảm phản ánh tình trạng giảm sút tưới máu bánh rau và thai nhi bị toan hóa máu. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ thai lưu. Việc đếm cử động thai hàng ngày sau tuần 28 sẽ giảm nguy cơ thai chết lưu.
 

photo-1685349931807


Thai máy (cử động thai) là khi thai nhi có những cử động xoay trở mình, chân tay hay toàn thân mà người mẹ cảm nhận được.
 

- Thời điểm bắt đầu: 28 tuần. Mẹ bầu nên tập thói quen đếm cử động thai hàng ngày từ tuần 28, tuổi thai càng lớn việc này càng quan trọng, đặc biệt sau tuổi thai 36 tuần.

- Thời điểm đếm cử động thai: Tốt nhất là sau bữa ăn tối hoặc bất cứ thời điểm nào bạn thấy thai đạp yếu và giảm số lượng lần cử động.

- Tư thế đếm cử động thai: Tư thế tốt nhất là tư thế nằm.

- Số lượng cử động thai bình thường: Thai nhi khỏe mạnh thường có 10 cử động trong vòng 20 phút. Chu kỳ ngủ của thai nhi 20- 40 phút, có thể kéo dài tới 90 phút, trong thời gian ngủ thai nhi sẽ không cử động. Nếu thai nhi có khoảng không cử động kéo dài hơn 90 phút sẽ là bất thường.

Dấu hiệu cử động thai bất thường

Cũng theo BSCK2 Nguyễn Công Định, trong trường hợp sản phụ cảm thấy thai đạp yếu và giảm số lượng thì nên nằm nghỉ tại nơi yên tĩnh và đếm số cử động thai. Nếu thai cử động < 10 lần trong 2 giờ thì sản phụ cần liên lạc với bác sỹ sản khoa để được xử lý giảm cử động thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý những bất thường khi mang thai gồm:

- Ra máu âm đạo: Ra máu âm đạo có thể kèm theo đau bụng hoặc không trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý như: thai ngoài tử cung, chửa trứng, thai lưu, sảy thai, rau tiền đao, rau bong non…

- Đau bụng: Nếu mẹ bầu thấy đau bụng từng cơn, tăng dần có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, sinh non…

- Sốt cao: Nếu mẹ bầu sốt cao trên 38,5 độ có thể có nhiều nguyên nhân. Nếu sốt kèm theo ra nước âm đạo trên 6 tiếng có thể là do nhiễm trùng ối. Sốt cũng có thể là do nhiễm virus như: rubella, cúm, zika…có thể gây dị tật ở bào thai nếu mắc bệnh vào giai đoạn đầu của thai kỳ.

- Ra nước âm đạo: Nếu ra nước ở âm đạo tron bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, có thể mẹ bầu đang bị rỉ ối.

- Đau đầu, chóng mặt: Đau đầu, có khi xuất hiện buồn nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc bệnh lý tiền sản giật (co giật toàn thân). Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.
 

- Phù: Nếu mẹ bầu thấy phù ở toàn thân, phù mặt, mí mắt hoặc phù kèm đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn cần đến ngay cơ sở y tế vì đó là dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, sản giật.
 

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, đảm bảo chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và quan tâm đến các biểu hiện của cơ thể, quan sát cử động của thai nhi hàng ngày để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm và cách khắc phục
Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
Sữa non cho bé và tác dụng tuyệt vời mà các mẹ cần biết
Những điều mẹ bầu cần biết nếu thai nhi nhỏ và nhẹ cân?
4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho 'cô bé'
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Những thời điểm an toàn để quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email