Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ để bé thông minh hơn
Ngày cập nhật:  15/07/2021 14:53:59
Nhiều người có quan niệm rằng sinh mổ sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Vậy nhận định này đúng hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới để có thêm được thông tin hữu ích.

Sinh thường hay sinh mổ là vấn đề được đông đảo các bậc cha mẹ quan tâm. Hiện nay, tỉ lệ mẹ bầu lựa chọn sinh mổ có dấu hiệu gia tăng. Nhiều mẹ bầu khỏe mạnh hoàn toàn có thể sinh thường nhưng lại lựa chọn sinh mổ.

me-bau-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-be-thong-minh-hon-1


Sinh thường hay sinh mổ thì con thông minh hơn?

Quan niệm trẻ sinh mổ thông minh hơn sinh thường vì nhiều người cho rằng: “Trẻ sinh mổ không phải đi qua cửa ngã âm đạo nên sạch sẽ và hoạt bát hơn. Ngoài ra, sinh mổ thì cha mẹ sẽ chọn được giờ đẹp, ngày đẹp cho con ra đời.

Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Từ trước tới nay chưa có chứng cứ nào có thể chứng minh sinh mổ trẻ thông minh hơn sinh thường. Muốn trẻ được thông minh thì phải dựa vào sự phát triển trí não của bé. Các yếu tố như: gen di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, sự giáo dục chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh hơn.

me-bau-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-be-thong-minh-hon-2

Khi gặp biến chứng thai kỳ hoặc có chỉ định của bác sĩ thì sản phụ bắt buộc phải sinh mổ. Còn với những mẹ bầu sức khỏe ổn định thì nên sinh thường. Việc sinh mổ sẽ làm người mẹ hồi phục vết khâu lâu hơn và sữa thì lâu về . Ngoài ra, việc sinh mổ còn có thể khiến trẻ sơ sinh gặp nhiều bệnh lý khác. Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, các sản phụ nên sinh thường là tốt nhất.

Những lợi ích mà sinh thường mang lại cho mẹ và bé

Trẻ sinh thường hệ hô hấp tốt hơn

Khi sinh thường, trẻ sẽ điều chỉnh cơ thể mình để chui qua được khung xương chậu của mẹ. Để chui qua được bé phải chồng các xương của mình lại và ép ngực để dễ đi ra. Những việc này sẽ khiến nước ối trong phổi trẻ sơ sinh chảy ra hết. Thời điểm bé khóc thì cũng là lúc phổi nở ra và hệ hô hấp bắt đầu hoạt động bình thường.

Còn với trẻ sinh mổ thì trong phổi vẫn còn nước ối nên thở hay bị khò khè và dễ mắc bệnh về hô hấp.

me-bau-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-be-thong-minh-hon-3

Hệ miễn dịch tốt hơn

Vì phải đi qua “cửa mình” nên trẻ được nhận các vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ. Bên cạnh đó, khi sinh người mẹ còn tiết ra cả hormone tăng sức đề kháng rất có ích cho bé để sau này có thể tự hình thành và phát triển hệ miễn dịch.

Trẻ sinh mổ sẽ không được tiếp nhận những vi khuẩn có lợi từ mẹ. Vì thế nên quá trình hình thành hệ miễn dịch của trẻ có thể mất tới 6 tháng.

Hệ tiêu hóa của trẻ sinh thường tốt hơn sinh mổ

Trẻ sẽ hấp thụ những vi khuẩn có lợi trong âm đạo của mẹ để hình thành lên các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này thì trẻ ra đời bằng phương pháp sinh mổ thì không có được. Do vậy nên trẻ sinh mổ dễ bị tiêu chảy, táo bón,.. do sản sinh vi khuẩn đường ruột kém.

me-bau-nen-sinh-thuong-hay-sinh-mo-de-be-thong-minh-hon-4

Sinh thường hay sinh mổ đều là những chặng đường vượt cạn khó khăn đối với mỗi sản phụ. Tuy vậy, sản phụ và người nhà nên lựa chọn những phương pháp phù hợp để có thể sinh con an toàn, khỏe mạnh. Không được tin vào những quan niệm sai lầm mà khiến trẻ ra đời mắc nhiều bệnh lý không mong muốn.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Biểu hiện tăng huyết áp thai kỳ và cách ổn định huyết áp cho bà bầu
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Viêm mũi thai kỳ là gì và nguyên nhân gây ra viêm mũi thai kỳ
Những điều kị với trẻ sơ sinh, nếu không muốn con bị ảnh hưởng tuyệt đối không nên làm!
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Các biến chứng nguy hiểm của vàng da sơ sinh
Hiện tượng thai sinh hóa và những điều thai phụ cần biết
Những kiến thức cần biết về bệnh giãn não thất ở trẻ
Bệnh “mở khóa đầu” ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, nguyên nhân và cách điều trị
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email