Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Khi nào nam giới cần siêu âm tinh hoàn?
Ngày cập nhật:  26/10/2024 08:47:16
Siêu âm tinh hoàn giúp đánh giá chức năng sinh sản nam giới và tầm soát các bệnh lý thường gặp ở hệ sinh dục nam. Những trường hợp nào nam giới cần siêu âm tinh hoàn?

Những trường hợp nam giới cần siêu âm tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn, giống như siêu âm tử cung phần phụ ở nữ giới, là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nam khoa. Siêu âm tinh hoàn tuy là một phương pháp đơn giản nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá tình trạng của cơ quan sinh dục nam, nó cung cấp thông tin ban đầu và giúp định hướng lâm sàng trong quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan.
 

Theo TS. Tưởng Thị Vân Thùy - Đơn vị Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, siêu âm tinh hoàn là phương pháp thường được lựa chọn do những ưu điểm như: an toàn không dùng tia phóng xạ, cho phép quan sát hình ảnh bên trong tinh hoàn một cách tương đối rõ ràng, đưa ra thông tin chẩn đoán ý nghĩa, cùng với xét nghiệm máu và tinh dịch đồ để chẩn đoán nhiều bệnh lý sinh dục nam.
 

Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá cấu trúc hình thái, vị trí và kích thước của tinh hoàn, mào tinh, ống bẹn và phát hiện các biến đổi bất thường như nang mào tinh, tràn dịch màng tinh, giãn tĩnh mạch tinh, hay khối u tinh hoàn.
 

Nam giới cần siêu âm tinh hoàn trong những trường hợp sau:

  • Khi khám sức khỏe sinh sản định kỳ.
  • Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý ở tinh hoàn hoặc các cơ quan sinh sản liên quan như: Sưng đau tinh hoàn hoặc mào tinh.
  • Đau tinh hoàn, đau vùng bẹn bìu, hoặc xuất hiện khối u bất thường ở một hoặc cả hai bên.
  • Chấn thương vùng sinh dục ảnh hưởng đến tinh hoàn.
  • Xuất hiện dịch bất thường trong mào tinh hoặc bìu.
  • Nghi ngờ xoắn thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ hoặc ung thư tinh hoàn.
     
https://static.benhvienphusanhanoi.vn/w640/images/upload/10222024/20211008sieuamtinhhoan1.jpg

Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện các biến đổi bất thường như nang mào tinh, tràn dịch màng tinh, giãn tĩnh mạch tinh, hay khối u tinh hoàn.


Những bệnh lý được phát hiện khi siêu âm tinh hoàn

Những bệnh lý sau được phát hiện khi siêu âm tinh hoàn:

  • Xoắn tinh hoàn: Là tình trạng tinh hoàn xoắn quanh trục, gây cản trở lưu thông máu. Nếu không điều trị kịp thời, tinh hoàn có thể bị hoại tử và mất chức năng.
  • Viêm tinh hoàn: Thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, triệu chứng bao gồm sưng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, nặng bìu. Siêu âm giúp phát hiện ổ viêm và tràn dịch màng tinh.
  • Viêm mào tinh hoàn: Bệnh gây sưng đau tinh hoàn, thường do nhiễm trùng từ bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc đường sinh dục. Siêu âm là công cụ quan trọng trong chẩn đoán viêm mào tinh hoàn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là hiện tượng tĩnh mạch tinh giãn, khiến máu bị ứ trệ. Ban đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, chỉ phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau, sưng bìu, giảm lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh. Siêu âm giúp phát hiện các búi giãn bất thường.
  • Nang mào tinh hoàn: Các ống dẫn tinh bị tắc nghẽn tạo thành các vùng chứa dịch, hình thành nang. Siêu âm giúp phát hiện các nang này và đánh giá tác động đến lưu thông máu và chức năng tinh hoàn.
  • Chấn thương tinh hoàn: Tinh hoàn là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương do chấn thương. Siêu âm được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi quá trình hồi phục.
     

Lưu ý: TS. Tưởng Thị Vân Thùy cũng khuyến cáo, siêu âm tinh hoàn có thể phát hiện hầu hết các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, nhưng để chẩn đoán chính xác hơn, có thể cần kết hợp với các xét nghiệm khác.

Theo suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?
Xoắn tinh hoàn ở trẻ, cách nhận biết sớm và xử trí đúng
Giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi: Cha mẹ đừng vì ngại ngùng mà để con lầm lỡ
Lý do bé gái 14 tuổi mắc viêm ứ mủ vòi tử cung phần phụ
Thủ dâm có gây vô sinh?
Những dấu hiệu cho thấy bé gái dậy thì
Thay đổi tuổi dậy thì ở nam và nữ khác nhau như thế nào?
Thay đổi tuổi dậy thì ở nam và nữ khác nhau như thế nào?
Câu hỏi thường gặp liên quan đến dậy thì sớm
3 thói quen gây tổn thương tới tinh trùng mà nam giới hay mắc phải
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Xem tất cả
Liên kết email