Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu là đủ?
Ngày cập nhật:  21/07/2022 08:13:37
Để thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, thiếu sữa sau sinh, ngoài các món lợi sữa, các mẹ cần tìm hiểu sau sinh nên ăn quả gì để phục hồi cơ thể?

 

 

 

 
Phụ nữ sau sinh nên ăn quả gì để nhanh hồi phục sức khỏe đồng thời sản xuất đủ sữa cho con bú. Theo các bác sĩ, ngay sau sinh phụ nữ đã có thể ăn trái cây để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể, nhưng cần chọn những loại trái cây phù hợp với hệ tiêu hóa còn yếu lúc này của mẹ.
 

Sau sinh nên ăn quả gì?
 

1. Sau sinh nên ăn quả gì? Bưởi, cam, quýt
 

Bưởi rất giàu vitamin C, có thể giúp bổ sung chất xơ, nước, vitamin để ngăn ngừa táo bón và tình trạng chảy máu ở sản phụ sau sinh.
 

Theo nghiên cứu, bưởi chứa fitogen thực vật nên có tác dụng làm đẹp da và giúp tiêu mỡ, hạ cholesterol. Ngoài ra, axit của bưởi còn giúp tiêu hóa tốt hơn khi mẹ ăn quá no.
 

sau sinh nen an qua gi


Nếu muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng mà không muốn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa thì bạn nên ăn bưởi thường xuyên. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng Insulin – một loại hormone dự trữ chất béo giúp giảm cân.
 

Cùng họ với bưởi, cam và quýt là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Hàm lượng vitamin C và canxi trong cam, quýt giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu ở sản phụ và làm vết thương nhanh lành.

Ngoài vitamin C, cam, quýt cũng giàu canxi và chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng. Vì thế, uống nước cam mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.
 

2. Chuối tiêu
 

Táo bón là nỗi khổ khó nói của mẹ sau sinh. Sở dĩ nhiều chị em gặp phải tình trạng này là do trong suốt thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng cao và hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc chậm lại trong quá trình chuyển dạ.
 

sau sinh nen an qua gi


Tình trạng táo bón còn thường gặp ở sản phụ phải sinh với dụng cụ hỗ trợ như forceps hoặc bị rách tầng sinh môn nhiều. Chuối tiêu chính là cứu cánh hiệu quả cho các sản phụ trong thời điểm này.
 

Chuối chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bổ máu. Lượng sắt đầy đủ sẽ giúp mẹ và bé tránh được tình trạng thiếu máu, da vàng vọt, xanh xao, đau đầu, chóng mặt.
 

3. Sau sinh nên ăn quả gì? Vú sữa
 

Câu nói: “Ăn gì bổ nấy” của người xưa quả thực rất đúng với trường hợp của vú sữa. Không những thơm ngon, loại quả này còn sở hữu nguồn dinh dưỡng tràn trề, nổi bật là vitamin nhóm B, sắt, glucid, lipid cùng hàng loạt axit amin quý giá giúp cơ thể tăng bài tiết sữa ào ạt.
 

sau sinh nen an qua gi


4. Qủa sung ngọt
 

Theo Đông y, trong quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết.
 

sau sinh nen an qua gi


Đồng thời quả sung và lá non giúp lợi sữa, tăng tiết sữa cho mẹ mới sinh. Ngoài ăn sống, mẹ có thể nấu cháo sung hoặc sắc lấy nước uống.
 

5. Bà đẻ nên ăn quả đu đủ
 

Chất khoáng và các vitamin, sắt, kẽm, chất xơ có trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng cho sản phụ.
 



Khi bị táo bón, mẹ nên ăn một miếng đu đủ nhỏ sau mỗi bữa ăn. Hoặc mẹ có thể kết hợp đu đủ xanh để hầm cùng chân giò heo để ăn giúp bổ sung dinh dưỡng, collage tốt cho da, sữa mẹ, chữa suy nhược cơ thể và giảm căng thẳng đầu óc.
 

6. Qủa bơ
 

Bơ là một trong những thức quả lành mạnh và có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Cũng như chuối, bơ khá giàu kali thậm chí hàm lượng còn nhỉnh hơn. Loại quả này còn sở hữu nhiều protein và các axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
 


Trong dân gian, nhiều người vẫn rỉ tai nhau chuyện mẹ sau sinh ăn bơ bị mất sữa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn vô căn cứ mà ngược lại nguồn dưỡng chất tốt trong bơ còn giúp các chị em có nhiều sữa hơn.
 

Những lưu ý khi sau sinh ăn hoa quả
 

Sau khi sinh từ 3-4 ngày, các mẹ có thể ăn các loại hoa quả. Tuy nhiên, nên tránh hoa quả để lại, để lâu ngày hư hỏng vì lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu.
 

Ngoài ra, không nên quá kiêng khem, nhưng không ăn các loại quả nóng như vải, nhãn, đào, dưa hấu ướp lạnh…
 

Mẹ cho con bú ăn trái cây rất tốt, nhưng không nên ăn quá 5 phần trái cây (tương đương 400g) mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây có thể bị đầy bụng do thừa chất xơ.
 

Không ăn trái cây trước khi ăn cơm, không được ăn trái cây khi bụng trống rỗng vì axit trong trái cây có thể làm hại dạ dày. Tốt nhất là nên ăn sau bữa ăn chính 1 giờ.
 

Dù trái cây lợi sữa đến đâu cũng không được ăn quá nhiều. Nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây trong ngày.
 

Nếu mẹ cho con bú sau khi ăn trái cây thấy bé có dấu hiệu dị ứng như vặn vẹo nổi mẩn thì cần tránh xa loại trái cây đó trong suốt thời gian còn lại.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
Điều trị táo bón sau sinh tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng
Giải đáp thắc mắc: Mẹ cần chú ý những gì sau khi sinh con?
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ khóc đêm? Mẹo giúp trẻ có giấc ngủ ngon, liền mạch
Tiểu đường ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh
Cảnh giác với biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email