Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Các tư thế chuẩn cho bà bầu để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh
Ngày cập nhật:  14/09/2023 07:58:57
Khi thai nhi lớn dần, bụng sẽ to ra gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt. Chính vì thế, tư thế chuẩn cho bà bầu sẽ giúp mẹ làm mọi việc đơn giản hơn mà vẫn giữ an toàn cho thai nhi.

 

 
 

1. Tư thế bà bầu ngồi đúng
 

Khi muốn chuyển từ thế đứng sang tư thế ngồi, bạn hãy ngồi xuống từ từ, dùng tay chống vào đùi hoặc vịn thành ghế. Tránh ngồi xuống đột ngột sẽ khiến mẹ bầu chênh vênh dễ ngã. Độ cao của ghế phù hợp là khoảng 40cm.
 

tu the ba bau


Trong những tháng cuối, bạn càng trở nên lớn hơn và việc cân bằng ở lưng cũng khó hơn. Mỗi khi ngồi xuống, bạn hãy sử dụng tay đỡ lưng, chậm rãi ngồi xuống và tựa vào lưng ghế, hai chân ngồi song song để tránh tạo áp lực lên vùng bụng.
 

Mẹ bầu chú ý không nên ngồi quá lâu, nếu công việc bắt buộc phải ngồi, nên thường xuyên tranh thủ đi lại để tăng cường tuần hoàn máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
 

2. Bà bầu đứng như thế nào cho đỡ mỏi chân
 

Khi đứng, bà bầu cần để hai chân song song, hai bàn chân không mở rộng hơn vai và vai luôn thả lỏng. Tư thế đứng này giúp lực cơ thể được chia đều về hai phía chân, giảm áp lực và mệt mỏi cho mẹ.
 

tu the ba bau


Nếu đang ngồi, muốn đứng lên, bạn cũng cần thực hiện từ từ để máu kịp lưu thông, tránh tình trạng say sẩm, chóng mặt khiến mẹ không đứng vững. Đồng thời, lưu ý không nên đứng quá lâu, sẽ khiến mẹ giãn tĩnh mạch, máu dồn xuốn chân không đều gây phù nề.
 

Nếu phải đứng quá lâu, nên đứng theo tư thế chân trước chân sau, thi thoảng chuyển động bàn chân để máu lưu thông.
 

3. Tư thế bà bầu nằm ngủ như thế nào?
 

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bụng còn nhỏ mẹ có thể nằm ngửa vì nó tốt cho sức khỏe nhất, không ảnh hưởng đến hơi thở và ngực. Thế nhưng, từ tháng thứ 16 trở đi, tư thế nằm thẳng lưng không phù hợp vì chúng gây áp lực lên động mạch chủ trong tử cung. Từ đó, lượng máu trong tử cung giảm đi và ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
 

tu the ba bau


Tư thế nằm ngủ
phù hợp trong giai đoạn bụng to là nằm nghiêng về tay trái, không cong lưng quá nhiều. Nó sẽ giúp bạn lưu thông máu tốt hơn và giải tỏa mệt mỏi. Nằm nghiêng về bên phải sẽ làm giảm oxy cung cấp cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển.
 

4. Bà bầu nên đi lại như thế nào?
 

Bà bầu nên đi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Mỗi bước chân đều đảm bảo gót sẽ chạm đất trước và giữ cho cơ thể thăng bằng, đi tốc độ đều đặn. Khi đi lên cầu thang, bạn không nên đi chông chênh ở giữ, nên vịn vào tường hoặc lan can để có điểm tựa, tránh rủi ro.
 

Không nên đi nhanh, đi vội, chạy trong giai đoạn mang thai, đồng thời không khom lưng về phía trước vì như thế khiến bạn dễ mất thăng bằng và ngã về phía trước.
 

Đối với  mẹ bầu, đi bộ là hoạt động bổ ích, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch, khí huyết lưu thông và làm bền sức. Hãy đi bộ từ 15-30 phút để rèn luyện sức khỏe và tiêu hóa tốt hơn. Nếu trong thời gian đi bộ, bạn cảm thấy mệt thì nên nghỉ ngơi, không cần cố quá sức để ảnh hưởng đến em bé.
 

Khi mang thai, nhưng tư thế đi, đứng, ngủ, nghỉ rất quan trọng bởi chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mẹ. Vì thế, các mẹ nên cẩn thận và chú trọng trong các vấn đề này.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những triệu chứng lạ khi mang thai mà mẹ cần biết
Những thực phẩm ngừa tiền sản giật mẹ bầu nên biết
Xoa bụng khi mang thai, lợi hay hại?
Lý giải hiện tượng nghén ngủ của bà bầu – tốt hay xấu?
7 quy tắc cha mẹ cần ghi nhớ và rèn luyện để bảo vệ con khỏi rủi ro
Những điều cần lưu ý khi viêm lộ tuyến cổ tử cung trong thời gian mang thai
Trước khi đi sinh, mẹ nào cũng cần phải biết những điều sau
8 dấu hiệu thai bám vào tử cung dễ nhận thấy mà phụ nữ nên biết
Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa nếu xuất hiện 3 dấu hiệu sau khi ngủ cần đi kiểm tra ngay, điều này có thể chứng tỏ thai nhi đang gặp vấn đề sức khỏe
10 thói quen xấu của bà bầu gây hại cho thai nhi, hầu hết mẹ nào cũng làm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  29/04/2024- Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email