Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bà bầu nên làm gì để tránh hiện tượng khó sinh?
Ngày cập nhật:  05/04/2011 17:12:53
Thuật ngữ y học gọi khó sinh là hiện tượng sinh đẻ không bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khó sinh như: đường sinh con không bình thường; xương chậu của người mẹ không vừa với thai nhi...


Nguyên nhân gây khó sinh


1. Sức khỏe sinh đẻ không bình thường và dị thường: Tử cung co thắt thiếu lực, co thắt không đều hoặc yếu dần.
2. Đường sinh con không bình thường: Bao gồm cơ xương, đường sinh đẻ qua âm đạo.

3. Sự phát triển và vị trí thai nhi không bình thường: Nếu vị trí của thai nhi bất thường sẽ không thuận lợi cho việc sinh đẻ tự nhiên và khả năng gây ra hiện tượng khó đẻ là rất cao. Hình dáng của thai nhi nếu bị dị dạng cũng gây khó khăn cho việc sinh đẻ của người mẹ.

4. Xương chậu của người mẹ không vừa với đầu thai nhi: Đầu thai nhi quá to hoặc quá nhỏ, không vừa với xương chậu của người mẹ đều dễ gây ra khó sinh.
 



Biện pháp phòng tránh


1. Kiểm tra hệ thống sinh sản trước khi sinh: Thai phụ cần kiểm tra thường xuyên trong cả quá trình mang thai. Cuối kì mang thai cần đo lường xương chậu xem độ rộng mở có an toàn cho cả mẹ và thai nhi hay không. Trước khi sinh 2 tuần, bà bầu nên đến bệnh viện khám để quyết định phương thức sinh đẻ tự nhiên hay đẻ mổ.

2. Bảo vệ tinh thần và thể lực tốt: Trước khi sinh, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên vận động thích hợp, dự phòng bệnh tật. Để tinh lực và thể lực sung mãn, trước khi sinh bà bầu nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa để tăng thể lực và duy trì cảm giác thoải mái về tinh thần.

3. Trang bị kiến thức: Phụ nữ mang thai nên tự trang bị cho mình những kiến thức về sinh đẻ. Và sinh đẻ là hiện tượng tự nhiên, vì thế bạn chỉ cần chú ý làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì thai kì sẽ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, trong quá trình sinh, bạn cũng nên biết cách phối hợp ăn ý với bác sĩ để cuộc đẻ của bạn được dễ dàng hơn.

4. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ: Bạn không nên quá lo lắng về việc sinh đẻ của mình và hãy giữ cho tâm trạng luôn lạc quan và tràn trề hy vọng về đứa con sắp ra đời.

 

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Viêm gan C ở bà bầu
Bà bầu ăn kiêng, con kém thông min
Vai trò của chồng trước khi vợ mang thai
Chế độ nước lọc cho bà bầu
Ngứa bụng bầu phải làm sao?
Những cơn nghén nguy hiểm cho thai nhi của bạn
Thai phụ bị phù chân phải đi khám ngay
Tác hại của di động khi mang bầu
Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
Thai phụ dùng thuốc cảm có an toàn?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email