Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những điều mẹ bầu cần biết nếu thai nhi nhỏ và nhẹ cân?
Ngày cập nhật:  25/05/2023 11:02:59
Thai nhi nhỏ và nhẹ cân dẫn đến nhiều bất lợi khi trào đời. Thể chất kém làm giảm sự phát triển của trẻ cả về sức khỏe lẫn trí tuệ. Hãy tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, giải pháp và biện pháp phòng tránh dưới đây.

 

 
 

Thai nhỏ và nhẹ cân luôn là nỗi lo lắng chung của cha mẹ. Khi thai nhi ở tuần tuổi nhất định thường có chỉ số cân nặng, kích thước tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai nhi đã đủ tuần thai mà lại không đạt được cân nặng, kích thước tiêu chuẩn. Vậy nguyên nhân do đâu?
 

Thai nhỏ là gì?
 

Thai nhỏ:  là khi cân nặng ước tính trên siêu âm nằm trong 10% bé có cân nặng thấp nhất. Nghĩa là, trong số 100 bé thì con của bạn thuộc vào “top” 10 bé nhỏ nhất.
 

nhung-dieu-me-bau-can-biet-neu-thai-nhi-nho-va-nhe-can-1

 

Nguyên nhân thai nhỏ và nhẹ cân?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi nhỏ và thiếu cân:
 

Nhau thai kém phát triển:
 

Nhau thai chính là nơi cung cấp dinh dưỡng từ mẹ sang bé, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bào thai. Bánh nhau nhỏ đi khiến quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm. Thai nhi hấp thụ được ít dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, nhẹ cân.
 

Mẹ bầu bổ sung canxi sớm:
 

Phụ nữ mang thai uống canxi quá sớm khiến canxi tồn đọng nhiều ở nhau thai. Từ đó, làm giảm sự trao đổi chất do chất lượng bánh rau kém. Hơn nữa, mẹ bầu không nên uống quá nhiều canxi vì có thể gây ra sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
 

Ăn đêm:

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn đêm không có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Vậy nên, hãy hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn khuya vì chẳng cung cấp được dưỡng chất gì cho bào thai. Trước khi ngủ 1 tiếng, bạn hãy uống 1 cốc sữa ấm, nó rất có lợi cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
 

Thiếu sắt:

Bổ sung sắt trong quá trình mang bầu vô cùng quan trọng. Nếu bà bầu không bổ sung đủ sắt sẽ khiến trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng và chỉ số thông minh thấp.
 

Chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý:

Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ ba nguồn là: khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Khi mẹ bầu ăn uống không khoa học hoặc thiếu dưỡng chất đều khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
 

Giải pháp điều trị

Về việc điều trị, mẹ bầu cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào các tình trạng dưới đây để đưa ra quyết định:

  • Sức chịu đựng của bé đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp.

Hầu hết, trẻ sinh ra trong tình trạng này thường yếu hơn và khó có thể bú hoặc duy trì nhiệt độ cơ thể.

Vì vậy, bé sẽ được chăm sóc đặc biệt:

  • Ở trong lồng ấp có kiểm soát nhiệt độ.
  • Cho ăn bằng ống (nếu bé không hút được).
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thông qua xét nghiệm máu.
  • Thở oxy.
     

Làm sao để phòng tránh tình trạng thai nhi nhỏ và nhẹ cân.
 

Mẹ bầu cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình khi thai nhi bị nhẹ cân. Cần bổ sung thêm dưỡng chất, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây sẽ là một số cách để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho thai nhi:
 

  • Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm.
  • Ăn uống khoa học đúng bữa, chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Tránh bị stress, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Sinh hoạt điều độ, hợp lý và tránh thức khuya.
     

nhung-dieu-me-bau-can-biet-neu-thai-nhi-nho-va-nhe-can-2

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho 'cô bé'
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Những thời điểm an toàn để quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai
Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Những dấu hiệu trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email