Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Chứng đầu bẹp ở trẻ sơ sinh - Lời khuyên cho cha mẹ
Ngày cập nhật:  04/10/2021 08:32:07
Trẻ sơ sinh (khoảng dưới 6 tháng tuổi) nếu cha mẹ không chú ý có thể bị chứng đầu bẹp. Bài viết sẽ giúp cha mẹ hiểu biết về hệ lụy của chứng đầu bẹp và cách phòng ngừa.




Năm 1992, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) lần đầu tiên khuyến nghị cha mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Lời khuyên đơn giản đó đã giúp giảm hơn một nửa tỷ lệ tử vong do SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Tuy nhiên, một kết quả bất ngờ đã xảy ra: những cái đầu bẹp!





Đầu bẹp dạng Bradycephaly: Bẹp toàn bộ phía sau, gây biến dạng vùng trán, mắt, hàm.

1. Chứng bệnh đầu bẹp

Chứng bệnh đầu bẹp thường gặp ở trẻ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi - khi xương sọ còn mềm.

Dưới tác động kéo dài của ngoại lực từ bên ngoài (thường do nằm ngửa), khiến xương sọ vùng đó bị dẹt, phẳng, bị ép phải phát triển về vùng không chịu ngoại lực. Lâu ngày, xương sọ sẽ phát triển dị dạng bất thường, dẫn đến dị dạng mặt và các vùng khác của xương đầu.

Bệnh đầu bẹp không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, còn gây các bệnh lý về khớp thái dương hàm, lệch khớp cắn, phát triển trí tuệ.

Nghiên cứu cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn trẻ không bị bệnh. Điều này cũng làm trẻ có kết quả học tập kém hơn.



Đầu bẹp dạng Plagiocephaly: Bẹp một bên.


2. Các mẹo ngăn ngừa chứng đầu bẹp


Để ngăn ngừa chứng đầu bẹp, có một số mẹo sau:

- Cha mẹ vẫn nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ (trên mặt phẳng cứng, không có gối và miếng lót xung quanh - để tránh tăng nguy cơ đột tử).

- Khi trẻ thức, dưới sự giám sát của cha mẹ, hãy cho trẻ nằm sấp . Điều này giúp giảm áp lực lên phía sau đầu, tăng cường sức khỏe cơ vai và cổ. Tương tác với bé khi nằm sấp, cho bé các đồ vật để bé có thể nhìn và sờ.

    Bé nằm sấp khi ngủ có đáng lo?

- Thay đổi hướng đặt bé vào giường/cũi mỗi đêm.

- Đừng treo đồ vật chính giữa, hãy đặt chúng ở hai bên cũi, để bé có thể quay đầu và nhìn chúng.

- Tránh mặc quần áo bó chặt, hãy để trẻ có thể vận động thoải mái.

- Bế trẻ thường xuyên hơn. Thời gian trẻ được bế càng nhiều thì thời gian áp lực tác động lên đầu bé càng ít.

- Nếu trẻ xuất hiện đầu bẹp, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Thời gian tốt nhất để bắt đầu điều trị là 4-6 tháng.
photo-1633191349943

Cho trẻ nằm sấp và dưới sự kiểm soát của người lớn để tránh chứng đầu bẹp.

3. Phương pháp "nằm sấp có kiểm soát"


- Khi nào bắt đầu?


Ngay sau sinh. Mới đầu hãy cho bé nằm sấp trên ngực mẹ (hoặc bố) - vừa ngăn ngừa bẹp đầu, vừa giúp bé cảm thấy an toàn.

- Nằm bao lâu?

Không có khoảng thời gian cố định cho từng bé. Tùy vào cảm nhận của trẻ, khởi đầu có thể 30 giây đến 1 phút, sau tăng dần lên 5-15 phút mỗi lần. Tổng thời gian nằm sấp một ngày có thể từ 1-2 tiếng hoặc hơn.

- Không nên cho bé nằm sấp khi nào?


+ Khi trẻ vừa ăn no

+ Khi trẻ quấy khóc

+ Khi không có sự giám sát của cha mẹ

Suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ốm nghén song thai có khiến bà bầu mệt mỏi gấp đôi hay không?
3 thời điểm siêu âm quan trọng thai phụ cần nhớ
Rách âm đạo trong khi sinh: Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để tốt cho con, khỏe cho mẹ
Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Cách điều trị tiền sản giật hiệu quả mẹ bầu đã biết chưa?
Tiểu buốt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Những điều mẹ cần biết khi mang thai ở tuần thứ 36- giai đoạn em bé sắp chào đời
Những trường hợp nào đang sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?
Thai góc tử cung, phẫu thuật ngay tránh nguy hiểm tính mạng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email