Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn
Ngày cập nhật:  03/08/2021 09:04:50
Đau tinh hoàn là những biểu hiện bất thường hay gặp ở nam giới. Những cơn đau ở mức độ nào cũng cần được khống chế để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
 
 
Hiện tượng đau tinh hoàn có thê là cảnh báo nguy hiểm ảnh hường đến hệ thống cơ quan sinh sản. Chứng đau tinh hoàn gây cho nam giới những bực bội ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày.

Nhận biết các bệnh lý khi bị đau tinh hoàn

 

 
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của ống cuộn (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn và mang tinh trùng. Đau và sưng là những dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn..

 
Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc do một căn bệnh qua đường tình dục (STD), chẳng hạn như bệnh lậu hay chlamydia. Trong một số trường hợp, tinh hoàn cũng có thể bị viêm, một tình trạng gọi là epididymo - orchitis.

Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn - Ảnh 1.

Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Ảnh minh họa


Xoắn tinh hoàn

Đây là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh.

Xoắn tinh hoàn thường xuất hiện khi bị chấn thương bìu, do hoạt động thể chất và khi ngủ. Các triệu chứng như sau: cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường. Khi chạm vào tinh hoàn cảm giác đau rõ hơn. Trong lúc ngủ mà tinh hoàn bị đau dữ dội thì đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh xoắn tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là kiểu đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

Đau tinh hoàn do bị chấn thương

Một cú đấm hay đạp trực tiếp vào bìu, hoặc một va chạm bất ngờ vào hạ bộ sẽ gây chấn thương tinh hoàn và mang tới những cơn đau đớn tột bậc cho chủ nhân. Đau tinh hoàn cũng có thể do những hành động quá mạnh bạo trong khi quan hệ tình dục, tư thế không phù hợp. Những người thường xuyên phải di chuyển nhiều (lái xe hoặc ngồi sau xe), nhất là đi xe đạp trong một thời gian dài hay trên những địa hình không bằng phẳng có thể bị đau tinh hoàn.

Giải pháp khi đau tinh hoàn

Ngay khi nam giới nhận thấy cơ quan sinh dục nam gặp phải một số triệu chứng bất thường, bị đau tinh hoàn bên phải hoặc đau nhức tinh hoàn trái, cần chủ động đi khám ngay tuyệt đối không được chủ quan hay tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Khi bị đau tinh hoàn, nam giới không nên làm việc nặng nhọc, hoặc phải gắng sức, dừng hẳn việc chơi thể thao. Cần theo dõi cơn đau giảm dần hay tăng dần theo thời gian. 

Nếu chỉ đau trong thời gian ngắn và cơn đau không lặp lại thì không đáng lo. Nhưng cơn đau tăng hoặc đau âm ỉ và lặp đi lặp lại thì cần chủ động tới gặp bác sĩ nam khoa để được điều trị kịp thời.

Điều trị đau buốt tinh hoàn không khó khăn, chỉ cần điều trị đúng phương pháp, theo liệu trình điều trị của bác sĩ nam khoa sẽ khắc phục được tổn thương tinh hoàn, đảm bảo chức năng sinh lý của bệnh nhân được hồi phục như bình thường.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới cần vận động nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao vừa sức. Khi mới chơi thể thao, không nên chơi ngay các môn đòi hỏi nhiều thể lực, mà phải lượng sức dần. Cần tránh mọi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương cho cơ thể nhất là vùng hạ bộ.


suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc " vùng tam giác vàng" để ngừa ung thư cổ tử cung
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có gây vô sinh không?
Khắc phục chứng “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền…”
Thì thầm với con gái
Nam giới và mối nguy ung thư dương vật
Các dấu hiệu sắp có kinh dễ nhận biết trước 1 tuần
Hiểu đúng về tính an toàn của bao cao su
Nam giới chớ chủ quan với xoắn tinh hoàn
Hướng dẫn cách lột bao quy đầu tại nhà cho trẻ em và người lớn
Tác hại khôn lường khi nam giới trẻ thủ dâm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email