Trong ba tháng đầu thai kì, bà bầu thường gặp hiện tượng nghén ngủ. Cùng tìm hiểu một số lí do dẫn đến tình trạng này, liệu nó tốt hay xấu?
Khi mới bắt đầu vào thai kì, nhiều bà bầu dễ gặp hiện tượng nghén ngủ ngủ, buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng đầu do cơ thể thay đổi. Vậy nguyên nhân tại sao và đây có phải một biểu hiện xấu?
Nghén ngủ là gì?
Nghén ngủ là triệu chứng buồn ngủ nhiều lần trong ngày, dễ ngủ và ngủ nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này thường xảy ra ở các mẹ bầu trong thời gian đầu của thai kì. Thời gian ngủ của bà bầu lúc này kéo dài khoảng 10-12 tiếng/ngày.
Tùy thuộc vào sức khỏe mỗi bà bầu mà thời gian và biểu hiện của nghén ngủ khác nhau. Thông thường triệu chứng chỉ kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên với một số người, nghén ngủ có thể xuất hiện trong toàn bộ thai kì.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng nghén ngủ ở bà bầu
Trong thời gian đầu mang thai, hormone và nội tiết tố của người mẹ có nhiều sự thay đổi. Hormone progesterone tăng cường tiết tố để điều hòa cơ thể, gây phản ứng mệt mỏi và dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Đồng thời GABA – thụ thể có tác dụng phục hồi não bộ cũng bị ảnh hưởng, gây một số rối loạn sinh lý.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hay sự thay đổi của cơ thể mẹ điều chỉnh thích nghi với việc nuôi dưỡng em bé. Khi ấy, các cơ quan làm việc nhiều hơn khiến giấc ngủ trở thành nhu cầu bổ sung năng lượng cho bản thân.
Nghén ngủ là hiện tượng tốt hay xấu?
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Thời gian ngủ mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả. Tuy nhiên các bà bầu cần chú ý về chất lượng và thời gian ngủ. Theo các chuyên gia, ngủ nhiều quá không thực sự tốt, dễ tác động xấu đến thai kỳ.
Một số ảnh hưởng của tình trạng ngủ nhiều ở bà bầu:
- Tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch.
- Gián tiếp gây tiểu đường thai kỳ.
- Nằm một tư thế lâu ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Lượng oxy hấp thụ khi đó ít khiến máu khó lưu thông.
- Gây tình trạng cứng khớp, cứng cơ do ít vận động. Đồng thời việc ngủ nhiều khiến mức đường huyết tăng cao, dễ dẫn tới đái tháo đường thai kỳ.
Giải pháp cải thiện tình trạng nghén ngủ của bà bầu
Khi gặp tình trạng nghén ngủ các mẹ bầu không nên lo lắng quá. Mẹ bầu cần điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lí, dành thời gian cho giấc ngủ 7-9 tiếng vào ban đêm. Bên cạnh đó bổ sung các giấc nghỉ trưa ngắn.
Vận động và tập thể dục hoặc yoga là một cách giúp giảm đau xương khớp, tăng cường sức khỏe thai kì. Trong thời gian nghén ngủ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể là một điều cần thiết.
Khi cơn buồn ngủ ập đến, mẹ bầu không nên kháng cự mà dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Tuy nhiên, cần điều chỉnh thời gian sao cho không ảnh hưởng tới giấc chính trong ngày.
Uống đủ nước vào ban ngày. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ gây tình trạng tiểu đêm, mất ngủ.
Khi nghén ngủ trở nên nặng và ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc, mẹ bầu cần liên hệ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản.
Nhìn chung, nghén ngủ bà bầu là một biểu hiện hoàn toàn bình thường, không liên quan đến bệnh lý. Tùy mỗi cơ thể và thai sản khác nhau, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng cũng khác nhau. Một tâm trạng vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh, thoải mái là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với tất cả mẹ bầu. |