Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bắt bệnh đau đầu và chóng mặt khi có thai
Ngày cập nhật:  03/04/2019 15:45:28
Người phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy chóng mặt trước khi phát hiện có thai. Progresteron được xem là gây ra triệu chứng này, có thể do giảm áp lực trong mạch máu, giảm huyết áp.

 

Hỏi: Xin cho biết tại sao khi có thai thì người phụ nữ trở nên nóng tính hơn, hay bị đau đầu, chóng mặt, chuột rút? Làm cách nào để giảm bớt khó chịu này?

(Lý Thanh Nhàn - Đồng Tháp)

 

Trả lời: Khi có thai thì tâm lý bị thay đổi làm cho nóng nảy, không bình tĩnh, dễ khóc do xúc động. Điều này là do sự tăng đột ngột của hoóc-môn. Thai phụ nên chờ đợi cho nó qua đi. Không cần dùng thuốc để chữa. Người thân phải cảm thông được với sự biến đổi này và chia sẻ với sản phụ. Do sự tăng nồng độ hoóc-môn và sự phát triển của tử cung nên người phụ nữ mang thai sẽ bị các triệu chứng phù (thường ở chân), chuột rút ở bắp chuối và đau mỏi lưng. Người phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy chóng mặt trước khi phát hiện có thai. Progresteron được xem là gây ra triệu chứng này, có thể do giảm áp lực trong mạch máu, giảm huyết áp. Thậm chí vì sự phát triển của tử cung cần phải cung cấp nhiều máu nên não bị thiếu máu tương đối, khi đứng lên dễ bị chóng mặt. Chóng mặt có thể do hạ đường trong máu, nếu không ăn được gì thì dễ bị hơn. Thai phụ nên đi đứng chậm hơn, không nên ngồi bật dậy ra khỏi giường một cách đột ngột. Đảm bảo không để hạ đường máu bằng cách ăn mỗi 3 - 4 giờ một lần, uống nhiều nước để đảm bảo áp lực máu. Không nên ở nơi quá nóng, nếu cảm giác bị choáng váng thì nên ngồi xuống, cúi đầu xuống giữa hai đầu gối.

Một số phụ nữ khi mang thai ở giai đoạn sớm sẽ bị đau đầu. Đau đầu là do liên quan đến tăng progresteron và có thể còn do bạn không uống đủ nước hoặc người phụ nữ bị thiếu máu. Một điều may mắn là cơn đau nửa đầu Migrain ít khi xuất hiện trong thời gian mang thai. Sự dao động nồng độ hoóc-môn sẽ làm tình trạng đau đầu xấu đi. Phải làm là uống nhiều nước trái cây. Cần phải xem có bị thiếu máu không. Nếu đau đầu không được cải thiện thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được dùng thuốc.

bat-benh-dau-dau-va-chong-mat-khi-co-thai-1

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Sảy thai liên tiếp: những điều cần biết
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
TẠI SAO PHẢI KHÁM SÀN CHẬU SAU SINH
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần của thai phụ
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?
Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?
Chuyên gia sản khoa: Xét nghiệm máu mẹ bầu để phát hiện dị tật sớm cho con
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email