Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Thai nhi to lớn có tốt không?
Ngày cập nhật:  23/11/2011 21:22:56
Theo các chuyên gia về sản khoa, trong trường hợp bình thường, trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg. Nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh to lớn, mập mạp, trọng lượng cơ thể trên 4kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Những đứa trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi, ít nhiều đều có những ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.


 



Nguyên nhân dẫn đến thai nhi to lớn

- Do vóc người của cha mẹ thai nhi cao lớn nên thông qua tác dụng di truyền đã biểu hiện trên cơ thể con cái.

- Trong nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong thời gian mang thai có chứa nhiều chất đường và chất béo hoặc thai phụ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian mang thai. Những dinh dưỡng từ mẹ này được thai nhi hấp thu rất tốt nên cơ thể của thai nhi phát triển nhanh.

- Trong một số trường hợp là do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tính ẩn chưa được phát hiện. Những thai phụ này do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường thông qua nhau thai vào hệ tuần hoàn máu của thai nhi, làm cho nồng độ đường huyết trong máu của thai nhi cũng ở mức tương đối cao, phản hồi kích thích ở tuyến tụy, làm cho cơ thể thai nhi tiết insulin quá nhiều hình thành nên chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi từ đó làm cho trẻ to lớn.

Những ảnh hưởng của trẻ to lớn

Ảnh hưởng thông dụng và dễ thấy nhất là trẻ càng to lớn thì quá trình sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên càng khó khăn.

Trong một số trường hợp, trẻ to lớn sau khi chào đời, không thể có được lượng đường tương đối nhiều thông qua sự tuần hoàn máu, nhưng insulin huyết vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể trẻ, làm cho nồng độ đường huyết trong cơ thể thai nhi giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Như thế trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, ngưng thở từng cơn, rùng mình, trường hợp nặng có thể ngất lịm. Nguyên trọng hơn, do nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh đẻ kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não của trẻ sơ sinh gây ra những di chứng về sau như giảm trí tuệ… có thể thấy thai nhi càng lớn, càng to thì độ nguy hiểm càng tăng.

Thai phụ cần làm gì?

Hiện nay, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, dinh dưỡng trong bữa ăn được cải thiện nhiều hơn, thai phụ trong khi mang thai hấp thu quá nhiều dinh dưỡng lại ít vận động, trẻ sơ sinh to lớn ngày càng nhiều. Vì thế, thai phụ phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, tham gia vận động thích hợp, đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi.

Bên cạnh đó thai phụ nên thường xuyên khám thai theo định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Đến cuối thai kỳ việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và rất cần thiết, thông qua các chỉ số về thai nhi các bác sỹ sẽ cho chỉ định sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần thực hiện theo ý kiến bác sỹ.

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cẩn trọng với 10 triệu chứng xấu khi bầu bí
Bé cứng cáp từ trong bụng mẹ
Cần biết về suy thai
Phù nề ở thai phụ
Cách dự đoán giới tính của thai nhi trong dân gian
Dễ sẩy thai nếu ngồi máy tính quá 20 giờ mỗi tuần
Khi thai phụ mắc bệnh mề đay
Vỡ tử cung khi mang thai
Cách tự nhiên thúc đẩy việc sinh nở
10 điều phụ nữ nên tránh khi mang bầu
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email